Home » Tin tứcUncategorized » TPP THÁCH THỨC ĐỐI VỚI …

TPP THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH GỖ VIỆT NAM

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến ​​sẽ mang lại cơ hội cho xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam, nhưng nó có khả năng tạo ra nhiều thách thức lớn đối với ngành chế biến gỗ, các chuyên gia cho biết.

Một chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, theo quy định TPP, sản phẩm gỗ phải đạt được tỷ lệ nội địa 55%, và doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu tối đa là 45% nguyên liệu từ bên ngoài khối TPP. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ nội địa này là một trở ngại lớn đối với các sản phẩm gỗ.

kim-ngach-xuat-khau-go

Trong khi đó, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, hơn 80% nguyên liệu cần thiết của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài. Tính trung bình, Việt Nam đã nhập khẩu gần 3,5 triệu mét khối mỗi năm, trong đó, nhập khẩu gỗ xẻ phục vụ ngành công nghiệp chế biến chiếm 65%, vượt mức tỷ lệ nội địa cho phép.

Việt Nam hiện đang là nền kinh tế chuyển đổi, chưa phải là kinh tế thị trường nên ngành gỗ cũng nằm trong quá trình chuyển đổi đó. Do đó, trình độ công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếp thị dịch vụ, mẫu mã sản phẩm… có khoảng cách rất lớn so với các nước trong TPP. Nếu Việt Nam cứ để khoảng cách như vậy sẽ thua thiệt nhiều, vì sản phẩm của các nước có chất lượng, giá thấp hơn, quản trị tốt hơn, do đó khi họ vào Việt Nam sẽ cạnh tranh với ngành gỗ nội địa.

Hiện ngành gỗ  Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhỏ, chiếm đến 94% là doanh nghiệp tư nhân gồm cả doanh nghiệp FDI và chỉ 5% là doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp FDI chỉ có khoảng 430 công ty có năng lực khá, còn lại đều là doanh nghiệp nhỏ nên đây là điều đáng lo ngại nếu như Việt Nam không bắt kịp trình độ doanh nghiệp FDI thì sẽ  bị thua thiệt.

Ông Phan Chí Dũng, từ Bộ Công Thương cho biết lợi nhuận từ xuất khẩu gỗ vẫn ở mức thấp do sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và giá trị gia tăng thấp. Quy mô sản xuất nhỏ, chi phí cao, và khả năng thiết kế hạn chế là một trong số những lý do khiến giá trị gia tăng của các sản phẩm gỗ thấp.

Ông đề nghị cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các khoản vốn vay để phát triển ngành và thực hiện các ưu đãi khác.

Mặc dù có những khó khăn trong việc phát triển lâu dài, ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho biết.

Trong mười năm qua, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15-25%, với xuất khẩu tăng lên hàng năm, theo báo cáo từ Bộ Công Thương.

Trong năm 2013, xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2012.

Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, nhưng chỉ chiếm 1,2% tổng lượng tiêu thụ 440 tỷ USD của thế giới trong năm 2013.

Việt Nam xuất khẩu đồ nội thất cho 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Anh là các thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Trong kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.